Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Kỹ thuật sử dụng cọ trong Thư Pháp Việt

1.Chuẩn bị dụng cụ:
Văn phòng tứ bảo (Bút, nghiên, giấy, mực)




2. Cách cầm và tư thế viết:
Cầm bút lông có hướng thẳng đứng giúp chúng ta điều khiển cọ có tư thế và dễ dàng điều khiển các phần của ngòi bút lông.

a.Tính năng bút lông:

* Bút lông chia làm 2 phần: đầu bút và cán bút.
+ Phần cán bút chia làm 3 phần : phần cán bút, phần thân bút và phần cận đầu bút. Tùy theo thói quen cầm bút sắt mà mọi người có cách cầm bút và hướng sử dụng phần quen thuộc trên cán bút.
+ Đầu bút chia làm 2 phần: Ngọn bút và bụng bút (có khi người ta còn sử dụng cả thân bút). Khi thực hành viết chữ, nét chữ nhỏ sẽ do phần ngọn bút thực hiện nhưng khi viết chữ to, nét mạnh mẻ, đậm nét thì sử dụng phần bụng bút, có khi chúng ta còn sử dụng phần thân bút cho các nét thô đậm nét.






b.Cách cầm bút: Trong Thư Pháp nhất là Thư Pháp chữ Việt hiện nay có 2 cách cầm bút căn bản, đó là cầm bút dạng tì bút và không tì bút.

* Tì bút:
Cách cầm này có ngón cái chịu lực, ngón trỏ và ngón giữa ôm gần cận đầu bút, riêng ngón út thì thả lỏng để tì bút xuống mặt phẳng, hướng bút hơi nghiêng. Cách cầm bút này có những ưu điểm là khi chúng ta viết các câu chữ nhỏ và trung thì rất thuận lợi và dễ dàng nắn nót, thế nhưng khi viết dạng đại tự thì tì tay sẽ làm giới hạn khi chúng ta phóng bút.




* Không tì bút:
Cách cầm này có ngón cái cũng chịu lực nhưng các ngón tay còn lại chụm thẳng hàng và hướng bút thẳng đứng để tay không chạm vào mặt phẳng của bàn hoặc nền. Cách cầm này có ưu điểm rất tốt khi thực hiện đại tự, riêng khi viết các câu chữ nhỏ cần có thời gian rèn luyện lâu dài với phương pháp này mới có thể thực hiện hoàn chỉnh các con chữ.

c.Tư thế viết:[/u][/b] Có nhiều tư thế viết tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện.
* Ba tư thế chính:
+ Sử dụng bàn (ngồi viết)
+ Sử dụng bàn không có ghế (đứng viết)
+ Sử dụng bàn thấp (ngồi xếp bằng khi viết)
Ngoài ra còn có các tư thế khác như: bò nghiên, quỳ gối, đứng viết lên vách…



d.Nét mũi cọ: Thực hiện đường nét bằng mũi cọ, kéo các nét mảnh và song song nhằm cho tay quen với cọ khi sử dụng. Sau đó thực hiện các đường nét vòng tròn để linh hoạt hơn hướng đi của cọ.
Nét mủi cọ giúp chúng ta có thể điều khiển cọ nhịp nhàng hơn và linh hoạt hơn ở các nét thẳng, dài, điều khiển độ to nhỏ linh hoạt hơn khi thực hành các nét căn bản ráp thành chữ.
Nét cọ vòng tròn này giúp ích cho bạn sau này khi thực hiện các nét căn bản thực hiện con chữ có nét cong.



Nét mủi cọ




Nét vòng tròn

Trích nguồn: vandan.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét