Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Tự điển Thư Pháp Phổ Thông

Lời nói đầu:

Đối với những người vừa tiếp cận bộ môn nghệ thuật Thư pháp chữ Hán, việc nắm được định nghĩa các thuật ngữ là một điều kiện quan trọng để nghiên cứu kỹ càng hơn. Trong khả năng hạn chế, tôi xin đưa ra topic này, trước hết là nêu lên định nghĩa một số khái niệm cơ bản, sau là phần dành cho các thành viên hỏi đáp về các thuật ngữ.
A - Â

1. Ấn Chương - 印章:
Ấn chương là dấu của người viết được khắc trên đá, gỗ, xương nhiều chất liệu khác nhau, ấn bằng mực son hoặc chu sa để đóng lên một bức Thư Pháp hay một bức tranh, và là một bộ phận không thể thiếu được trong một tác phẩm Thư Họa hoàn chỉnh. Ấn chương được chia thành nhiều loại như Danh Chương, Nhàn chương, Dẫn Thủ Chương, Áp Giác Chương, Niêu Hiệu Chương, Nhã Thú Chương... với nhiều tác dụng và ý nghĩa khác nhau.

1.Bi (碑) :
Tấm đá hình vuông có khắc chữ.

2.Bi Chí (碑志):
Văn tự được khắc trên bia.

3.Bi cơ (碑基):
Chân đế của tấm bia, cũng gọi là "bi tọa -碑座"

4.Bi thân (碑身):
Phần chính của tấm bia khắc chính văn (nội dung chính).

5.Bi ngạch (碑额):
Trán bia - Phần đá phía trên đỉnh tấm bia.

6.Bi dương (碑阳):
Phần chính diện tấm bia, tức là mặt trước bia (tiền bi -前碑)

7.Bi Âm (碑阴):
Phần sau tấm bia, tức là mặt sau bia (hậu bi-后碑)

8.Bi Trắc (碑侧):
Hai bên cạnh tấm bia.

9.Bất luật (不律):
Tên gọi của bút lông ở nước Ngô thời Xuân Thu, Chiến Quốc.

10.Bút (笔) :
Tên gọi của bút lông thời Tần.
1. Chiết phong - 折锋:
là phương pháp dụng bút khi đi bút đến chỗ chuyển chiết. Lúc dụng bút, nét bút sẽ xuất hiện các góc cạnh vuông vức. Dùng bút pháp chiết phong viết chữ thường được gọi là Phương bút. Ví như viết nét ngang gập (hoành chiết), thường phải ngừng lại (đốn bút) rồi mới chuyển hướng bút viết tiếp. Viết như vậy, nét bút sẽ vuông vắn, khí lực lộ ra ngoài. Viết nét ngang, nét sổ ..., khi khởi bút cũng có thể dùng Chiết phong. Ví dụ viết nét ngang, trước hết có thể sổ ngắn, ngừng một lát rồi chuyển bút viết tiếp sang phải; viết nét sổ, trước hết viết ngang ngắn, ngừng một lát rồi mới chuyển bút sổ xuống dưới. Sử dụng cách viết đó, nét bút sẽ hiển lộ sự vuông vắn gân cốt, nét bút góc cạnh và khỏe khoắn.

2. Chân tích - 真迹
Chân tích là bút tích viết trực tiếp của tác giả chứ không phải bản lâm, bản mô lại hay làm giả.
2. 1.Đơn Hàng Thiếp (单行帖):
Là thiếp khắc thư tín, thi từ, lời đề của một danh gia thư pháp.

2.Duật (聿) :
Tên gọi của bút lông ở nước Sở thời Xuân Thu, Chiến Quốc.

3. Đốn - 顿
Là thao tác ngưng bút mà hơi ấn xuống để điều chỉnh nét bút hoặc chuẩn bị chuyển chiết
3. . Giáp Cốt Văn - 甲骨文
Giáp Cốt Văn cách đây khoảng 3000 năm, là loạI văn tự xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn tự Trung Quốc, chủ yếu được khắc trên mai rùa, xương thú. Bút pháp trong Giáp Cốt Văn gầy mảnh, nét thẳng nhiều. Khởi bút có phương bút, viên bút và cả tiêm bút. Nét huyền trâm rất nhiều.
4. .Hành bút (行笔):
Hay còn gọi là Tẩu bút (走笔), là quá trình di chuyển của ngòi bút từ khi hạ bút tới khi thu bút. Sau khi khởi bút, cho dù hành bút thuận phong hay phô hào, đều phải bảo đảm ngòi bút nằm ở giữa nét bút, đó chính là cái mà người xưa vẫn hay nhấn mạnh: Trung phong hành bút. Trong khi hành bút phải căn cứ vào đặc điểm khác nhau của nét, cần nhanh thì phải nhanh, nên chậm thì phải chậm, muốn dừng thì phải dừng, trong khi hành bút có chỗ đề (nhấc bút), án (nhấn bút) tinh vi, nét bút chỗ thi thì nhấn, nét bút chỗ mảnh thì nhấc.

2. Hạc tất - 鶴膝:
Là bút bệnh, nét chữ như gối hạc rất xấu, đặc biệt Khải Thư cần tránh
5. 1.Kiệt (碣) :
Tấm đá hình tròn có khắc chữ.

2.Khắc Thạch (刻石):
Tên gọi của bia đá trước thời Tần.

3.Khởi bút (起笔): còn gọi là hạ bút, tức là việc tiếp xúc của ngọn bút với mặt giấy, cũng còn gọi là lạc bút, thường khi lạc bút phải nhẹ nhàng. Có hai cách khởi bút là "Tàng phong khởi bút" và "Lộ phong khởi bút".

Lộ phong (露锋): Là cách dùng bút sao cho nét bút lúc khởi bút hay thu bút đều lộ ra ngọn bút. ( Thông thường khi khởi bút, đặt đầu bút (bút phong) hoặc hơi nghiêng đầu bút xuống mặt giấy, sau đó chuyển đầu bút (dùng kỹ thuật chuyển chiết), rồi đi bút (hành bút) theo đúng hướng của nét. Khi viết nét ngang (hoành) cần đặt bút theo hướng dọc, đó là: “Hoành hoạ thụ khởi”, ‘Tung hoạ hoành khởi”, như thế nét bút sẽ ngoại lộ (lộ đầu bút ra ngoài), khi viết tinh thần nét bút sẽ lộ ra, phong thái sinh động, uyển chuyển.

Tàng phong (藏锋): Là phương pháp sử dụng bút, khi hạ bút dùng nghịch phong (đặt bút ngược chiều nét bút), khi thu bút dùng hồi phong (thu bút thu đầu bút theo chiều ngược nét bút), “tàng đầu hộ vĩ”, không lộ đầu bút. Ví như: khi hạ bút, muốn sang phải trước phải khởi bút trái (dục hữu tiên tả) …. Đầu bút ẩn trong nét bút, gọi là tàng phong, cũng có tên là “Chính phong”,”nghịch phong”, “Tàng phong dĩ bao kỳ khí” (Tàng phong ẩn chứa khí), viết như thế, nét bút sẽ hồn hậu tròn trịa, người xem cảm thấy được tinh thần hàm chứa bên trong.

4. Kim Văn - 金文:
Còn gọi là Chung đỉnh Văn “钟鼎文”, là loại văn tự trên các đồ đồng thời kỳ cổ đại thường thấy được khắc trên các loại vật dụng như chuông, đỉnh, từ đó mà đặt tên. Thư thể diễn tiến từ Giáp Cốt Văn mà thành, chữ viết thô tròn, cổ phác nhiều biến hoá.
. Liên bút - 連筆
Liên bút là hiện tượng thường gặp trong quá trình trình viết chữ. Các nét gần như hặc nối liền nhau hoặc các chữ khi kết thúc, nét cuối cùng gần như hoặc nối liền với nét đầu của chữ kế tiếp. Liên bút cũng là một kỹ thuật rất khó thực hiện. Khi viết liên bút, thường hay đới ty (xuất hiện các đường như tơ hoặc các nét phi bạch rất đẹp. Trong Thư Pháp còn nói: "Bút đoạn ý liên" - "筆斷一連" (Nét thì như rời ra, nhưng thực tế là có sự liên kết với nhau nhờ bút ý) chính là sự vận dụng khéo léo của kỹ thuật này.
.Mộ Chí (墓志):
Văn tự ghi chép kỷ niệm người đã mất, được chôn trong mộ.

2.Ma Nhai (摩崖):
Văn tự được khắc trên vách đá núi thiên nhiên

3.Mao Chủy Tử (毛锥子):
Tên khác của bút lông, "Ngũ đại sử - Sử Hoằng Truyện - 五代史•史宏传": "Yên triều đình, định họa loạn, cần đến kiếm lớn, kích dài, há dùng chủy thủ lông được sao?" (An triều đình, định họa loạn, trực tu trường thương đại kiếm, nhược mao chủy tử an năng dụng tai? - 安朝廷,定祸乱,直须长枪大剑,若毛锥子安能用哉?).

4.Mao Dĩnh (毛颖):
"Mao Dĩnh Truyện - 毛颖传" viết đời Đường, người sau liền gọi bút lông là Mao Dĩnh.

5. Mặc tích - 墨迹:
Dùng chỉ các bản viết trực tiếp của một tác giả nào đó hoặc để chỉ bút tích viết của đời trước để lại



Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét